Bệnh
gút là bệnh gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa nhân purin có nguồn gốc từ các thực
phẩm hằng ngày, do đó, chúng ta có thể dùng dinh dưỡng như là một liệu pháp chiến
lược để giúp người bệnh chung sống hòa bình với nó. Điều đó có nghĩa là, khi chúng
ta thiết kế được một thực đơn khoa học thì việc sử dụng thuốc sẽ trở nên nhẹ
nhàng hơn đối với những người bệnh gút.
Chiến lược dinh dưỡng dành cho người bệnh gút
Có
thể nói, đối với những người mắc bệnh gút trong giai đoạn đầu, chưa ảnh hưởng
nhiều đến thận, chưa mắc các bệnh nội tại, thì hầu hết họ là những người khỏe mạnh.
Lúc này, có hai vấn đề chính cần quan tâm nhất là các cơn đau cấp và tình trạng
tăng axit uric máu, vậy nên, chúng ta có thể giải quyết các vấn đề trên nhờ vào
chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Và mục tiêu quan trọng vẫn là cung cấp lượng purin
từ nguồn thức ăn hằng ngày thật thấp để ngăn chặn các cơn đau này tái phát.
Không
phải tất cả các trường hợp tăng axit uric máu đều dẫn đến bệnh gút, nhưng những
người bệnh gút thì chắc chắn trong cơ thể có nồng độ axit uric máu cao. Tình trạng
này xảy ra khi “đầu vào thì tăng nhanh mà đầu ra thì chậm”, nghĩa là khi chúng
ta ăn quá nhiều chất đạm chứa nhân purin sẽ thoái giáng thành axit uric, đúng
lúc ấy lại gặp tình huống thận suy, làm giảm khả năng đào thải axit uric, khiến
cho nồng độ này trong máu tăng lên.
Tùy
theo cơ địa mỗi người mà khả năng hấp thụ cũng như đào thải axit uric là khác
nhau và hơn nữa khẩu vị của mỗi người là khác nhau nên chiến lược quy chuẩn cho
người bệnh gút vẫn là tự xây dựng thực đơn riêng cho mình.
Thiết kế thực đơn vàng để góp phần đẩy lùi bệnh gút
Nguyên
tắc để xây dựng một thực đơn vàng cho người bệnh gút là tránh hoặc hạn chế các
loại thực phẩm giàu nhân purin – tiền chất tạo ra axit uric. Và, thật là một điều
sai lầm khi cho rằng purin chỉ có nhiều trong các loại thịt mà không có trong
rau quả. Sau đây là nhóm các loại thực phẩm mà người bệnh gút cần phải hiểu rõ
trước khi muốn xây dựng thực đơn cho mình:
Nhóm
thực phẩm giàu đạm
Thực
phẩm giàu đạm là nhóm có chứa hàm lượng purin cao, vì thế kế hoạch trong thực
đơn là phải giảm ăn với nhóm chứa 50mg% purin (trong 100g thực phẩm có chứa
50mg purin) và tránh xa nhóm trên 150mg% (nhóm này bao gồm nội tạng động vật, một
số loại thịt đỏ, các loại hải sản, các loại họ đậu và thực phẩm từ đậu, nấm,
măng tây, giá đỗ, dọc mùng…)
Vậy
bây giờ chúng ta ăn gì? Các bạn đừng quá lo lắng, vì chúng ta vẫn có thể lựa chọn
các loại thực phẩm chứa dưới 50mg% purin, đó là thịt lợn nạc, trứng, sữa ít
béo,… và nên lưu ý rằng chỉ nên cung cấp khoảng 10% protein trong tổng giá trị
dinh dưỡng của bữa ăn.
Thực đơn cho người bệnh gút nên hạn chế các thực phẩm
giàu đạm
Nhóm
thực phẩm giàu chất chất béo
Chất
béo vô cùng quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho cấu tạo tế bào và các hoạt
động sống khác trong cơ thể, nên không thể kiêng hoàn toàn nhưng cũng không được
dùng quá mức vì nó sẽ góp phần làm tăng trọng lượng cơ thể từ đó làm gia tăng
các cơn đau gút. Bạn có thể dùng một lượng mỡ vừa phải và dùng dầu nhiều hơn,
tuy nhiên tổng lượng chất béo chỉ nên dao động trong khoảng 15-20% tổng giá trị
dinh dưỡng của bữa ăn. Loại dầu nên tránh là dầu hạt hướng dương và dầu đậu
nành nên chọn: dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng để thay thế.
Nhóm
thực phẩm giàu tinh bột
Đây
là nhóm chiếm tỉ trọng cao nhất trong chế độ ăn của người bệnh gút, bạn có thể
chọn cơm, mì, phở, bún, khoai, sắn, vì hầu hết các thực phẩm này có hàm lượng
purin dưới 20mg% nên rất an toàn. Lượng tinh bột nên nằm trong khoảng 70% tổng giá
trị của bữa ăn.
Nhóm
rau củ quả
Các
loại rau củ chứa hàm lượng purin trong khoảng 20-25 mg%, nên bạn có thể dùng
thoải mái trừ các loại như nấm, giá đỗ, măng tây…
Thức uống
Những người bệnh gút không nên uống bia
rượu thay vào đó nên uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng bicarbonate.
Sau đây là thực đơn trong tuần bạn có thể
tham khảo:
Buổi
|
Thứ 2 và thứ 4
|
Thứ 3, thứ 5, thứ 7
|
Thứ 6 và chủ nhật
|
Tổng 2000 kcal, gồm: 50g đạm, 44g béo,
350 bột. Dành cho người 60kg, lao động nhẹ
|
|||
Sáng
|
1 bánh mì + 1 trứng
200ml sữa
|
Bánh cuốn thịt (150g)
200ml sữa
|
Bánh mì kẹp chả
200ml sữa
|
Trưa
|
Cơm (2 bát)
Lạc vừng rang 50g
Bí xanh xào 200g
Dưa hấu 200g
Dầu ăn 1 thìa
|
Cơm (2 bát)
2 quả trứng xào mướp đắng
Rau muống xào tỏi
Dầu ăn 2 thìa
2 quả chuối
|
Cơm (2 bát)
Nem trứng 4 cái
Su hào xào
Canh rau muống
Dưa hấu 200g
|
Chiều
|
Cơm (2 bát)
Tôm chay xào
Canh mồng tơi nấu thịt (200g rau)
Xoài chín 200g
200ml sữa (tối)
|
Cơm (2 bát)
Giò chay 100g
Su su xào
Canh rau đay
(200g)
Mãng cầu chín
200g
200ml sữa (tối)
|
Cơm (2 bát)
2 miếng pho mát
Lạc vừng rang 20g
1 củ su hào luộc
Nhãn 200g
200ml sữa (tối)
|
Trên
đây là những thông tin cần thiết để giúp cho người bệnh gút có thể thiết kế một
thực đơn hoàn chỉnh dành cho mình. Với khẩu phần ăn khác nhau, chúng ta có thể
lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với mình mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng
cũng như giảm được lượng axit uric trong cơ thể. Ngoài ra có một chế độ dinh dưỡng
hợp lý, bạn có thể duy trì sử dụng thêm sản phẩm Hoàng Thống Phong để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phòng và
hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số 043.7757066 – 083.9770707 để được các
chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về bệnh.
Ngọc Dung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét