Hiện
nay, tỷ lệ người bị tăng axit uric trong máu ngày càng gia tăng và đây là
nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh như: bệnh gút, tiểu đường, các bệnh về tim mạch.
Việc phát hiện tình trạng tăng axit uric máu là không khó và chúng ta có thể kiểm
soát được tình trạng này thông qua các dấu hiệu dưới đây.
7 vấn đề có liên quan đến sự tăng axit uric trong máu:
1. Chúng
ta có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của mình qua da, vì da có tính cảm ứng
rất cao. Axit uric là chất cảm ứng với da nhiều hơn, có nhiều trường hợp do
tăng axit uric trong máu dẫn đến nổi các nốt trên mí mắt, vành tai và một số vị
trí khác trong cơ thể, khiến chúng ta hiểu lầm với dị ứng da.
2. Khi
bạn uống quá nhiều bia rượu mỗi ngày thì khó có thể tránh khỏi lượng axit uric
trong máu tăng lên, nếu kèm theo cơn đau ở các khớp thì có nguy cơ cao bạn mắc
bệnh gút.
3. Một
người có lượng axit uric trong máu cao sẽ có cảm giác hay đau ở gáy, bắp đùi, bắp
chuối, gót chân và thường bị chuột rút. Axit uric ban đầu không tập trung ngay
vào các khớp, vì thế, bạn nên đi khám khi có những dấu hiệu này thường xuyên, đừng
đợi đến lúc xuất hiện các cơn đau kinh hoàng ở vị trí các khớp ngón tay, ngón
chân, khi ấy khả năng mắc bệnh gút của bạn là rất cao.
4. Luyện
tập thể thao thường xuyên cũng góp phần thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric
qua đường tiểu. Vì vậy, những người kém vận động sẽ là đối tượng nguy cơ của tình
trạng tăng axit uric trong máu.
Luyện tập thể thao thường xuyên giúp thúc đẩy bài tiết axit uric. |
5. Tình
trạng béo phì cũng cần được quan tâm, nếu chỉ số BMI của bạn cao hơn 25 thì nguy
cơ lượng axit uric trong máu ngang bằng với ngưỡng gây bệnh là khác cao.
6. Chế
độ dinh dưỡng thường ngày cũng phản ánh được có ít hay nhiều lượng axit uric
tích lũy trong máu. Nếu như trong khẩu phần ăn của bạn có quá nhiều chất đạm từ
các nguồn như: nội tạng động vật, thịt đỏ, các loại hải sản hoặc ít ăn các loại
rau xanh, trái cây thì tình trạng tăng axit uric máu chỉ là sớm hay muộn.
7. Cuối
cùng, yếu tố di truyền cũng có mối liên quan đến các bệnh về tăng axit uric
trong máu. Nếu trong gia đình bạn có người mắc các bệnh này thì bạn nên đi khám định kỳ để có thể tầm soát được bệnh
mặc dù bạn không nằm trong 6 trường hợp trên.
Tóm
lại, nếu bạn có liên quan đến những vấn đề kể trên, thì bạn nên lưu ý trong việc
cải thiện sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày và đi khám sớm để có thể tầm soát
được bệnh khi bạn có đến 3 điều trên. Trong trường hợp bạn có trên 5 vấn đề ở
trên thì tình huống xấu nhất là bạn có thể mắc bệnh gút, hãy nhanh chóng đến bệnh
viện để các bác sĩ có hướng điều trị thích hợp dành cho bạn. Bệnh gút xảy ra có
nguyên nhân khởi phát là lượng axit uric trong máu quá cao, vì thế để điều trị
bệnh gút cần phải giữ cân bằng được nồng độ này trong cơ thể. Một khi bạn đã được
chẩn đoán là mắc bệnh gút, bạn cần phải tuân thủ theo liệu trình điều trị của
bác sĩ, bạn nên thay đổi một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn, để tránh
tái phát các cơn gút cấp. Ngoài ra, bạn có thể duy trì sử dụng các sản phẩm có
nguồn gốc từ tự nhiên như Hoàng Thống Phong, có thể giúp bạn vừa đào thải được
lượng axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể, giúp giảm được các cơn đau gút và ngăn
ngừa chúng tái phát, vừa tăng cường được chức năng gan thận và không mang lại bất
cứ tác dụng phụ nào cho cơ thể.
Để hiểu biết thêm thông tin về tình trạng tăng axit uric trong máu và bệnh gút, bạn có thể liên hệ đến số 04.37757066 và 08.39770707 để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.
Hồng Nhung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét